Tổng quan Tượng đá Dolhareubang

Người ta ước tính rằng tượng đá Hareubang được chế tác vào khoảng năm 1754 (năm trị vì thứ 30 của vua Yeongjo). Tượng Dolhareubang được dựng ở trước cổng vào Jeju-mok, Jeonghee-hyeon, Daejeong-hyeon, có vai trò giống nhưng cột gỗ Jangseung không chỉ mang tính chất hộ mệnh, pháp thuật mà còn như một biểu tượng đánh dấu ranh giới. Hiện nay, một số địa điểm tại Thành phố Jeju như Đại học Quốc gia Jeju, Trụ sở Ủy ban thành phố Jeju, đền Samseonghyeol, tòa Gwandeokjeong đang lưu giữ 21 kho tượng Dolhareubang, tại Seongeub-ri, huyện Pyoseon, thành phố Seogwipo hiện có 12 pho tượng; Inseong-ri, Anseong-ri và Boseong-ri có 12 pho tượng (tổng cộng có 45 pho tất cả).

Dolhareubang là từ địa phương của đảo Jeju, được tạo ra từ giữa thế kỉ 20 có nghĩa là "Ông già được làm từ đá". Ngoài ra, tượng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Beoksoomeori, Mooseokmok(武石木), Wooseokmok (偶石木). Theo sử sách Đam La ghi chép lại, tượng còn được gọi là Ongjungseok(翁仲石), tuy nhiên hiện nay không còn sử dụng cái tên ấy nữa.

Mãn Châu (Trung Quốc) người ta tìm thấy được bức tượng người đá thời nhà Liêu (遼) (Năm 907- 1125) có diện mạo rất giống với tượng Dolhareubang của Jeju. Do đó, dự đoán trong tương lai sẽ có một cuộc tranh chấp liên quan đến nguồn gốc của tượng Dolhareubang này.